yduocgiahung

Cúm A/H1N1 quay trở lại

Admin Friday, December, 2020
Liên tiếp trong 2 ngày 4 và 5-6 đã có 2 bệnh nhân tử vong do cúm A/H1N1 tại Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM. Trước đó, cũng có một ca tử vong do cúm A/H1N1 tại TPHCM và 3 ca khác ở phía Bắc. Bộ Y tế khuyến cáo dịch cúm A/H1N1 đang quay trở lại. Sau đây là những thông tin về bệnh cúm A/H1N1 và khuyến cáo của Bộ Y tế về phòng ngừa.

Cúm A/H1N1 quay trở lạiThứ bảy, 08/06/2013, 07:37 (GMT+7)

Liên tiếp trong 2 ngày 4 và 5-6 đã có 2 bệnh nhân tử vong do cúm A/H1N1 tại Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM. Trước đó, cũng có một ca tử vong do cúm A/H1N1 tại TPHCM và 3 ca khác ở phía Bắc. Bộ Y tế khuyến cáo dịch cúm A/H1N1 đang quay trở lại. Sau đây là những thông tin về bệnh cúm A/H1N1 và khuyến cáo của Bộ Y tế về phòng ngừa.

Kiểm tra phòng chống dịch tại một khu nhà ở dành cho công nhân.

 

- Bệnh ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe con người?

Năm 2009, dịch cúm A/H1N1 ở người bùng phát khởi điểm từ Mexico và lan truyền sang các nước. Đây là bệnh cúm lây từ người sang người. Triệu chứng lâm sàng tương tự như cúm thông thường theo mùa nhưng các biểu hiện lâm sàng theo báo cáo có thể rất khác nhau từ nhiễm virus không có triệu chứng cho tới viêm phổi nặng gây tử vong. Vì biểu hiện lâm sàng đặc trưng của bệnh cúm A/H1N1 trên người giống với cúm theo mùa và các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp trên, nên hầu hết các trường hợp được phát hiện thông qua giám sát cúm theo mùa. Các trường hợp nhẹ hoặc không có triệu chứng có thể không được ghi nhận, do đó không xác định được mức độ ảnh hưởng thực tế của bệnh này trên người.

- Ai dễ bị mắc cúm A/H1N1 và tử vong?

Các nhà nghiên cứu chưa phát hiện có dấu hiệu cho thấy virus cúm A/H1N1 có sự thay đổi, đột biến tăng độc lực gây tăng tỷ lệ tử vong. Tình trạng bệnh nhân đều có biểu hiện lâm sàng nhẹ, hoặc vừa. Một số ít trường hợp mắc bệnh rất nặng và tử vong thường gặp ở những người có tiền sử về sức khỏe như có bệnh mạn tính (hen suyễn, lao, tim mạch, suy giảm miễn dịch)... Cho đến nay chưa phát hiện được sự lan truyền các chủng virus kháng thuốc. Ngoài ra, phụ nữ mang thai; nhóm người trẻ tuổi giao lưu, di biến động nhiều; những người có các bệnh về đường hô hấp, tiểu đường; bệnh gan, thận, béo phì... cũng có nguy cơ mắc cúm A/H1N1 cao.

- Điều trị bệnh cúm A/H1N1 ra sao?

Bệnh nhân mắc cúm A/H1N1 thường bị viêm phổi, suy hô hấp nặng. Việc điều trị cho các bệnh nhân đòi hỏi chuyên môn cao tại các cơ sở y tế, phải cho bệnh nhân nằm tại các đơn vị chăm sóc đặc biệt. Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp mắc cúm A/H1N1 đã được báo cáo trước đây đều khỏi bệnh hoàn toàn mà không cần sự can thiệp của y tế hoặc điều trị bằng thuốc kháng virus. Chưa đủ thông tin để khuyến cáo về việc dùng thuốc kháng virus để dự phòng và điều trị nhiễm virus cúm lợn. Các bác sĩ lâm sàng phải quyết định trên cơ sở đánh giá lâm sàng và dịch tễ học, nguy cơ và lợi ích của việc dự phòng/điều trị cho bệnh nhân.

- Có vaccine phòng bệnh cúm A/H1N1 cho người không?

Hiện nay một số nước đã có và Việt Nam cũng đang nghiên cứu hoàn thiện vaccine ngừa cúm A/H1N1. Người dân có thể đến các cơ sở tiêm chủng để được tư vấn tiêm vaccine ngừa cúm. Tuy nhiên, các virus cúm thay đổi rất nhanh và sự phù hợp giữa vaccine và chủng virus lưu hành là rất quan trọng để tạo được miễn dịch đủ bảo vệ cho người được tiêm. Vì thế mỗi năm 2 lần Tổ chức Y tế thế giới phải lựa chọn các virus để sản xuất vaccine phòng bệnh cúm theo mùa cho người, một lần cho mùa đông ở bán cầu Bắc và một lần cho bán cầu Nam.

- Làm gì phòng ngừa cúm A/H1N1?

Bộ Y tế khuyến cáo người dân khi có các biểu hiện cúm như ho, hắt hơi, sổ mũi nên chủ động đeo khẩu trang, che miệng khi ho, không khạc nhổ bừa bãi và đến các cơ sở y tế để được hướng dẫn điều trị kịp thời, hạn chế lây lan. Các cơ quan, xí nghiệp, trường học chủ động theo dõi sức khỏe của người lao động, học sinh, sinh viên, kịp thời phối hợp với y tế cơ sở thực hiện các biện pháp phòng, chống tránh lây bệnh cho những người xung quanh. Bên cạnh đó tổ chức hướng dẫn, tuyên truyền phòng chống cúm. Người dân nên thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh cá nhân, súc miệng hàng ngày bằng nước sát khuẩn, ăn thức ăn đủ chất dinh dưỡng để ngăn ngừa nhiễm cúm. Các hộ gia đình cần thường xuyên vệ sinh môi trường, thông thoáng nơi ở, lau chùi bề mặt, đồ dùng, vật dụng sinh hoạt bằng các hóa chất sát khuẩn thông thường.

 
 

Theo báo cáo giám sát của Bộ Y tế, trong 5 tháng đầu năm đã có trên gần 400.000 ca nhiễm cúm, trong đó phần lớn nhiễm cúm A/H1N1. Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới, cúm A/H1N1 đã qua giai đoạn đại dịch, bước vào giai đoạn hậu đại dịch từ tháng 8-2010. Hiện chưa phát hiện sự biến đổi gene của virus này. Hàng năm trên thế giới ghi nhận khoảng 5 triệu trường hợp mắc cúm nặng và có từ 250.000 - 500.000 ca tử vong. Tỷ lệ chết trong số các trường hợp nặng là 5% - 10%.

 
 

QUỲNH CHI

 
Bạn đang xem: Cúm A/H1N1 quay trở lại
Bài trước Bài sau
Liên hệ qua Zalo
hotline
028. 38574008

Giỏ hàng