ĐẠI TRÀNG NHẤT NHẤT - Trị viêm đại tràng

Thương hiệu: yduocgiahung Mã sản phẩm: (Đang cập nhật...)
Còn hàng
85.000₫
Thông tin nổi bật
Chức năng của đại tràng Đại tràng (ruột già) có nhiệm vụ tiếp nhận cặn bã của quá trình tiêu hóa thức ăn từ ruột non rồi tống chúng ra ngoài. Trước khi tống ra ngoài đại tràng hấp thụ một phần nước
Chính sách tại Y dược Gia Hưng
Chính sách tại Y dược Gia Hưng

Sản phẩm chính hãng

Chính sách tại Y dược Gia Hưng

Tiết kiệm chi phí

Chính sách tại Y dược Gia Hưng

Tư vấn chuyên sâu

Chính sách tại Y dược Gia Hưng

Tận tâm phục vụ

Mô tả sản phẩm

ĐẠI TRÀNG NHẤT NHẤT - Trị viêm đại tràng

 

Thông tin chi tiết:

Điều trị viêm đại tràng cấp, mãn tính

 

Link xem phim trực tiếp

Viêm đại tràng mãn tính, làm gì để bạn không còn 

ĐAU QUẶN BỤNG, SÔI BỤNG, ĐẠI TIỆN KHỔ SỞ

Chức năng của đại tràng

Đại tràng (ruột già) có nhiệm vụ tiếp nhận cặn bã của quá trình tiêu hóa thức ăn từ ruột non rồi tống chúng ra ngoài. Trước khi tống ra ngoài đại tràng hấp thụ một phần nước từ các chất cặn bã đó. Nếu chức năng hấp thụ phần nước này kém (do đại tràng hư hàn, tăng co bóp) sẽ xuất hiện sôi bụng, đau bụng, phân nát, lỏng, tiêu chảy. Nếu hấp thụ nước nhiều (do thực nhiệt, nhu động kém) sẽ dẫn đến phân cứng, táo bón.

Viêm đại tràng

Là viêm lớp niêm mạc trong cùng của đại tràng. Viêm có thể cấp hoặc mãn tính. Cấp tính: Đau là triệu chứng chủ yếu của hội chứng ruột kích thích, đau có khi khiến mất ngủ, đau thắt bụng dưới, đau từng đoạn hoặc đau theo khung đại tràng, co thắt đại tràng, cứng bụng. Nguyên nhân thường là do thức ăn khó tiêu, ăn uống mất vệ sinh, do kiết lỵ, giun sán, do điều trị bằng kháng sinh làm mất cân bằng hệ vi khuẩn đường tiêu hóa, dị ứng với một loại thức ăn nào đó. Bệnh thường nhẹ, chỉ cần ngưng các tác nhân gây bệnh, điều trị đúng hướng vài ngày là khỏi. Mãn tính là bệnh suốt đời, khi thì bùng phát, khi thì thuyên giảm: Miệng đắng, kém ăn, đầy hơi, đau bụng, đau từng vùng, đau toàn bộ đại tràng, đại tràng co thắt, đau quặn từng cơn, phân táo, lỏng xen kẽ, muốn đi ngoài nhưng mót, rặn mà không đi được, chướng bụng, nặng bụng khó chịu rất thường gặp, lúc ngủ không bị, khi dậy chướng bụng dần lên. Nguyên nhân thường là viêm đại tràng cấp điều trị không triệt để chuyển thành mãn tính, do lỵ trực khuẩn, lỵ amip để lại tổn thương ở ruột, do nhiễm trùng, ký sinh trùng, nhiễm độc, lao ruột, táo bón lâu ngày, rối loạn hệ thần kinh thực vật. Ăn uống phải kiêng khem rất khổ sở, chỉ thoải mái ăn uống một chút là có vấn đề đau bụng, đại tiện ngay. Cần phân biệt với viêm đại tràng chức năng: Chỉ là bệnh rối loạn chức năng đại tràng (hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng co thắt...), nhưng không có tổn thương thực thể ở đại tràng.

Viêm loét đại tràng

Là bệnh mãn tính, tái phát, có đặc điểm là viêm niêm mạc lan tỏa nhưng chỉ gây tổn thương cho đại tràng. Bệnh luôn gây tổn thương cho trực tràng nhưng có thể lan rộng gây tổn thương cho một phần hoặc toàn bộ đại tràng.Triệu chứng: Tiêu chảy có máu, chất nhầy, đau thắt bụng dưới, thúc mót đại tiện, thiếu máu, sốt nhẹ. Có thể phân biệt: Viêm loét trực tràng: khu trú ở trực tràng (đoạn tiếp giáp với hậu môn), chảy máu trực tràng, muốn đi ngoài nhưng mót, rặn mà không đi được. Viêm đại tràng trái: Viêm từ trực tràng qua đại tràng sigma đi ngoài ra máu, đau bụng, sụt cân. Viêm toàn bộ đại tràng: đi ngoài ta máu, đau bụng, mệt mỏi, sút cân. Viêm đại tràng tối cấp: tiêu chảy dữ dội, mất nước, có thể có biến chứng với đại tràng, giãn đại tràng do ngộ độc.Nguyên nhân: Chưa được biết chính xác nhưng hiện nay y học đã xác định được các yếu tố liên quan. Miễn dịch: bị viêm khi chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, virut, độc tố. Di truyền: cha mẹ, anh chi em bị viêm đại tràng làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Môi trường: ăn uống không điều độ, thức ăn gây kích thích, tổn thương niêm mạc ruột. Táo bón kéo dài: phân cứng làm tổn thương niêm mạc ruột già.Biến chứng: Viêm loét khi bùng phát, khi thuyên giảm, tái đi tái lại suốt đời có thể dẫn tới xuất huyết đại tràng, viêm toàn bộ đại tràng, giãn nở và phì đại đại tràng quá mức do nhiễm độc, thủng đại tràng và tăng nguy cơ ung thư 0.5 – 1% mỗi năm.

Chẩn đoán, xét nghiệm

Xét nghiệm phân để phát hiện độc tố, xét nghiệm máu để phát hiện thiếu máu, nhiễm trùng, kháng thể, soi đại tràng, soi đại tràng sigma bằng ống mềm, chụp X quang cản quang đại tràng, ruột non. Chẩn đoán phân biệt viêm loét đại tràng với viêm đại tràng do nhiễm khuẩn, do lỵ amip, do virut, do thiếu máu đến đại tràng, bệnh Crohn để biết chính xác và có hướng diều trị đúng.

Điều trị viêm loét đại tràng

Chế độ ăn uống, sinh hoạt: Hạn chế thức ăn có thể gây khó tiêu, tiêu chảy, các chất kích thích như: dầu mỡ, rau sống, sữa tươi, rượu bia, thuốc lá, cà phê, nước ngọt có ga, đồ ngọt, thực phẩm có nhiều đường lactose, hạn chế sử dụng thuốc kháng viêm không steroid, tăng cường thực phẩm nhiều đạm như thịt nạc, cá nạc, sữa đậu nành, uống đủ nước, ăn rau xanh có nhiều lá (rau ngót, rau muống, rau cải...). Làm việc, nghỉ ngơi điều độ, tập thể dục, dưỡng sinh giữ tinh thần thoải mái...

Bệnh cấp tính: Ngưng tác nhân gây bệnh (ăn uống mất vệ sinh, thức ăn gây dị ứng, kháng sinh), dùng metromedazol, vancomycin, nếu tiêu chảy dai dẳng hoặc triệu chứng nặng.

Bệnh mãn tính: Bệnh nhẹ dùng sulfasalazin, melasamin, olsalazin, có nhiều tác dụng chống viêm. Các thuốc này có nhiều tác dụng phụ như đau đầu, buồn nôn, ít tinh trùng. Bệnh trung bình dùng hydrocortisone, methylprednisolon, nhưng có rất nhiều tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài. Bệnh nặng: phải nhập viện đề phòng nguy cơ thủng đại tràng, ngưng nuôi dưỡng đường miệng, nuôi bằng truyền dịch. Nếu liệu pháp corticorsteroid và cyclosporine không thành công thì phải phẫu thuật.

Phẫu thuật: Là chỉ định khi các bệnh nặng, điều trị nội khoa không tác dụng, đại tràng bị phình giãn do nhiễm độc nặng, xuất huyết nặng, nguy cơ thủng. Phẫu thuật cắt bỏ đại tràng chữa khỏi bệnh hoàn toàn nhưng làm ảnh hưởng đến chức năng ruột, bài tiết và tâm lý người bệnh. Khoảng 25-40% bệnh nhân viêm loét đại tràng mãn nếu không được điều trị tốt cuối cùng vẫn sẽ phải phẫu thuật.

Y học hiện đại chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh viêm loét đại tràng mãn tính, điều trị hiện nay chỉ hướng vào làm giảm các triệu chứng (tiêu chảy, táo bón, đau, co thắt...) và kiểm soát viêm với mục đích chấm dứt cơn kịch phát và hạn chế tái phát, chấp nhận sống chung với bệnh.

Điều trị bằng thảo dược

Phần lớn các bác sĩ chưa mặn mà lắm với thuốc thảo dược vì cho rằng tác dụng  của chúng không rõ rệt như tân dược. Thực tế nếu chỉ sản xuất các bài thuốc cổ phương theo sách Đông Y thì khó mà có được thuốc công dụng vượt trội. Bởi vì cùng công thức như nhau nhưng tác dụng của thuốc có thể rất khác nhau, phụ thuộc chủ yếu vào phương pháp bào chế. Nhưng cũng có một số thuốc có công dụng vượt trội, hiệu quả thực sự. Thường thì những thuốc này được bào chế theo phương pháp độc đáo của nhà thuốc gia truyền mà uy tín đã được khẳng định qua nhiều thế hệ. Những thuốc đó an toàn, không chỉ có tác dụng làm giảm, làm hết các triệu chứng mà trong nhiều trường hợp chữa bệnh tận gốc: Bệnh khỏi hoàn toàn, hoặc không thì cũng thuyên giảm rõ rệt, kéo dài khoảng thời gian không bị bệnh (nếu bệnh tái phát), giảm cường độ và tần suất của các cơn kịch phát, kể cả nhiều trường hợp bệnh nan y khó chữa, hay tái phát, dai dẳng mà tân dược bó tay.

Trong điều trị bệnh viêm loét đại tràng mãn tính người ta hay dùng các dược liệu: Bạch truật trị viêm ruột mãn, ăn không tiêu, tiêu chảy, đầy bụng, phân sống, Hậu phác chữa đau bụng, đầy bụng, ăn không tiêu, tiêu chảy, kiết lỵ, Bạch thược trị tiêu chảy, tả, lỵ, ruột co bóp mạnh, Hoàng liên chữa tiêu hóa kém, viêm loét dạ dày, đại tràng, tiêu chảy, kiết lỵ, Ngũ bội tử  trị tiêu chảy, lỵ mãn tính, Cam thảo chữa kém ăn, tiêu chảy, đau bụng, viêm loét ruột, Mộc hương trị lỵ amip, tiêu chảy, kí sinh đường ruột, Đẳng sâm dùng cho tỳ vị suy kém, kém ăn, đại tiện lỏng, lòi dom. Các dược liệu có thể dùng đơn lẻ hoặc phối hợp để tăng hiệu quả điều trị.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Thông

TƯ VẤN THUỐC TỐT

Đại tràng Nhất Nhất điều trị hiệu quả viêm loét đại tràng mãn tính, đau quặn bụng dưới, ăn không tiêu, đầy bụng, sôi bụng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa.

Đại tràng Nhất Nhất là thuốc, không phải thực phẩm chức năng

CÔNG THỨC: Bạch thược, Hoạt thạch, Bạch truật, Mộc hương, Cam thảo, Ngũ bội tử, Hậu phác, Xa tiền tử, Hoàng liên, Tá dược vđ 1 viên

CÔNG DỤNG: Trị viêm đại tràng, viêm ruột cấp - mãn tính, đau bụng dưới, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng đau bụng, sôi bụng, chướng bụng, ăn không tiêu, phân sống ... CÁCH DÙNG: Ngày uống 2 lần mỗi lần 2 viên

ĐẠI TRÀNG NHẤT NHẤT là sự phối hợp tối ưu của các dược liệu đặc trị. Được  sao tẩm, bào chế theo phương pháp độc đáo của nhà thuốc gia truyền mà uy tín đã được khẳng định  qua nhiều thế hệ, kết hợp công nghệ hiện đại cho công dụng vượt trội, hiệu quả thực sự. 

Thực tế sử dụng: Không hiếm bệnh nhân bị viêm đại tràng mãn tính, ăn uống phải kiêng khem rất khổ sở, cứ thoải mái một chút là có vấn đề ngay, sau khi dùng ĐẠI TRÀNG NHẤT NHẤT, ăn uống bình thường trở lại mà không thấy có vấn đề gì về  đau bụng, sôi bụng hay đại tiện.

Nhiều trường hợp bệnh nhân viêm loét đại tràng mãn hay phải điều trị các cơn tái phát bằng thuốc tây, sau khi uống ĐẠI TRÀNG NHẤT NHẤT (3 tháng liền) không thấy bệnh tái phát trong một thời gian dài mặc dù đã ăn uống bình thường trở lại.

Theo các bác sĩ ĐẠI TRÀNG NHẤT NHẤT có thể dùng thường xuyên, lâu dài để ngăn chặn các cơn viêm loét, đau bụng, đại tiện khổ sở tái phát mà không gây tác dụng phụ.

ĐT  phía Nam:  0948.878.828;  phía Bắc:  0934.818.818,

Tư vấn sử dụng thuốc: 0972.483636,  0903.226150

Dược sĩ Lưu Thắng

 

ĐẠI TRÀNG NHẤT NHẤT: Viêm, loét đại tràng mãn tính.

CÔNG THỨC (9 cho 1 viên nang):
Bạch thược:    0.30g            Hoạt thạch:      0.05g
Bạch truật:       0.30g            Mộc hương:    0.40g
Cam thảo:       0.15g            Ngũ bội tử:       0.30g
Hậu phác:       0.20g             Xa tiền tử:        0.15g
Hoàng liên:     0.45g            Tá dược vừa đủ
CÔNG NĂNG: Kiện tỳ, hòa vị, chỉ tả

CÔNG DỤNG:

Trị viêm đại tràng, viêm ruột cấp - mãn tính, đau bụng dưới, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng đau bụng, sôi bụng, chướng bụng, ăn không tiêu, phân sống...
CHỐNG CHỈ ĐỊNH: Thận trọng với phụ nữ có thai
CÁCH DÙNG:
- Ngày uống 2 lần mỗi lần 2 viên (tốt nhất uống vào lúc đói).
- Bệnh nặng có thể tăng liều lên 3 viên/lần.
- Với bệnh mãn tính nên uống thuốc liên tục ít nhất 3 tháng.

BẢO QUẢN: NƠI KHÔ RÁO, THOÁNG MÁT
ĐỂ XA TẦM TAY TRẺ EM
ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG

Liên hệ qua Zalo
hotline
028. 38574008

Giỏ hàng