Sản phẩm chính hãng
Tiết kiệm chi phí
Tư vấn chuyên sâu
Tận tâm phục vụ
Thông tin chi tiết:
Bệnh tiểu đường là gì ?
Một phần lớn thức ăn được hệ tiêu hóa biến chế thành đường glucose thấm vào máu và được máu chuyển đến các mô, tế bào để chuyển hóa thành năng lượng. Insulin do tế bào B tụy tiết ra là 1 hormone có vai trò quyết định giúp tế bào tiếp nhận đường glucose. Ở người khỏe mạnh khi lượng insulin đủ, tế bào nhạy cảm với insulin thì lượng đường glucose trong huyết giảm, cơ thể được cung cấp đầy đủ nhiên liệu cần thiết cho sự sống. Khi tụy không còn sản xuất được insulin hoặc sản xuất qua ít hoặc khi tế bào giảm nhạy cảm với insulin thì lượng glucose được tiếp nhận ở tế bào giảm và đường còn lại trong máu tăng gây bệnh tiểu đường. Khi đường huyết quá cao thận không giữ được nữa, đường sẽ theo nước tiểu ra ngoài nên gọi là đái tháo đường. *Tiểu đường loại 1: Vì lý do nào đó (di truyền, nhiễm độc, vi khuẩn, vi rút...) tụy không sản xuất được insulin hoặc sản xuất với số lượng rất ít. Bệnh thường xuất hiện đột ngột ở người còn trẻ với các biểu hiện: tăng đói, khát nước, đi tiểu nhiều, sụt cân nhanh, mệt mỏi. *Tiểu đường loại 2: Tụy vẫn sản xuất insulin nhưng với số lượng không đủ hoặc tế bào giảm nhạy cảm với insulin hoặc cả 2 nguyên nhân. Bệnh thường xuất hiện từ từ ở người trên 40t, béo phì, huyết áp cao và có ảnh hưởng bởi di truyền.
Chẩn đoán
- Loại 1: Đói nhiều, khát nhiều, đái nhiều, sụt cân nhanh kết hợp với ngẫu nhiên phát hiện đường huyết > 200mg/dl, đường huyết > 126/dl sau nhịn đói qua đêm, nhiều cetone trong huyết, nước tiểu hoặc cả 2.
- Loại 2: Thường thì trên 40 tuổi, béo phì, đái nhiều, khát nhiều, nhịn đói qua đêm đường huyết >126mg/dl, có bệnh kèm theo huyết áp cao, mỡ máu, xơ vữa động mạch.
Biến chứng
- Biến chứng cấp tính: đường huyết tăng hay hạ quá mức đều gây ra biến chứng cấp nguy hiểm, có thể phải cấp cứu.
- Hạ đường huyết: Khi đường huyết hạ thấp (dùng thuốc quá liều, ăn uống, thể dục thất thường) sẽ bị run rẩy, toát mồ hôi, mệt mỏi, đói, tim đập nhanh, mờ mắt, đau đầu, lú lẫn, ngất xỉu. Nên lập tức ăn, uống thứ gì đó có đường.
- Đường huyết cao: Do không dùng đủ thuốc, ăn uống quá độ....sẽ thấy khát đói bất thường, tiểu nhiều, tiểu đêm, da khô, mắt nhìn không rõ, nhiễm trùng nơi nào đó...Nên uống thuốc đúng liều, ăn uống vận động điều độ và đến bác sỹ nếu đường huyết vẫn cao.
- Nhiễm cetone: Xảy ra ở người tiểu đường loại 1 và số ít loại 2 kèm bệnh nặng: Khi gần như thiếu insulin hoàn toàn, quá trình chuyển hóa tạo năng lượng của các tế bào thải ra các thể cetone làm máu nhiễm axit nặng, làm mất nước và khoáng chất trầm trọng. Người bệnh có hơi thở mùi trái cây, ói mửa, thở sâu, chậm, lú lẫn, hôn mê, trụy tim mạch. Nếu không đưa đi cấp cứu (truyền nước và insulin) có thể tử vong.
- Tăng áp lực thẩm thấu máu (không nhiễm cetone) xảy ra ở tháo đường loại 2 (kèm bệnh nặng). Đường huyết tăng cao làm tăng sự thẩm thấu máu, máu trở nên đặc làm tế bào mất nước. Người bệnh nguy kich mệt mỏi, lơ mơ, lú lẫn, hôn mê. Cần cấp cứu bằng truyền nước và insulin để tránh tử vong.
Biến chứng lâu dài
Đường huyết cao lâu ngày sẽ gây tổn thương các mạch máu nhỏ, thúc đẩy xơ vữa động mạch, ảnh hưởng xấu đến giây thần kinh. Bệnh võng mạc: Tổn thương các mạch máu nhỏ trên võng mạc làm giảm thị lực, có thể dẫn tới mù. Tiểu đường cũng làm tăng khả năng đục thủy tinh thể. Suy thận: Tổn thương các mạch máu nhỏ ở thận làm thận không còn lọc, thải chất cặn bã bình thường như trước được nữa, làm suy giảm chức năng, suy thận. Tăng huyết áp: Tổn thương ở thận làm giảm sự điều tiết giữa các mạch máu gây tăng huyết áp. Xơ vữa động mạch, tai biến, đột quỵ: Xơ vữa động mạch (do tiểu đường làm tăng mỡ máu bám vào thành mạch) làm hẹp động mạch, cản trở lưu thông máu đến nuôi dưỡng cơ tim, não sẽ gây tai biến mạch máu não, bệnh mạch vành, đột quỵ. Tê bì, lở loét, hoại tử chân tay: Tổn thương dây thần kinh và mạch máu ngoại biên, đặc biệt là chân, tay gây trở ngại lưu thông máu đến nuôi dưỡng gây tê bì, tạo điều kiện thuận lợi cho nhiễm trùng phát triển gây lở loét chân tay khó chữa, có thể hoại tử phải cắt. Bệnh ở miệng, răng lợi: Miệng khô, dễ bị sâu răng, viêm lợi, có cảm giác nóng bỏng ở miệng, lưỡi.
Điều trị
Mục tiêu điều trị là kiểm soát đường huyết và ổn định ở mức càng gần an toàn càng tốt để ngăn ngừa hoặc làm chậm sự xuất hiện, giảm cường độ các biến chứng tiểu đường. Bản thân bệnh nhân có vai trò đặc biệt quan trọng, người bệnh cần tìm hiểu về căn bệnh của mình (bản chất bệnh, nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng, điều trị ...), ăn uống, vận động hợp lý, dùng thuôc tiểu đường đều, đúng như chỉ dẫn, chăm sóc tốt chân tay, theo dõi đường huyết thường xuyên, biết xử trí hạ đường huyết. Chế độ ăn rất quan trọng, chỉ ăn đủ số calo cần thiết, ăn làm nhiều bữa. Vận động làm tế bào nhạy cảm hơn với insulin, giúp hạ đường huyết. Phải chú ý ăn uống, vận động, dùng thuốc hài hòa để không hạ đường huyết.
Các thuốc điều trị gồm đường tiêm và đường uống.Insulin tiêm hàng ngày. Có thể có nguồn gốc động vật ( từ tụy tạng bò, heo), bán tổng hợp hoặc tổng hợp bằng công nghệ di truyền. Có loại tác dụng nhanh, tác dụng trung bình, tác dụng dài hạn và hỗn hợp ( pha 2 loại nhanh và trung bình). Dùng theo chỉ định của bác sỹ. Các thuốc đường uống: Nhóm kích thích tế bào B tụy sản sinh insulin, từ đó làm hạ đường huyết gồm sulfamide và glinide với cơ chế khác nhau; Nhóm làm tăng nhạy cảm với insulin ở các tế bào, vì vậy cùng lượng insulin sẽ làm tế bào hấp thu glucose nhiều hơn và dẫn đến hạ đường huyết. Gồm biguanides, thiazolidinediones, benfluorex; Nhóm ức chế hấp thụ glucose từ ruột non làm giảm đường thấm vào máu nên hạ đường huyết gồm acarbose, voglibose, miglitol... làm chậm chuyển hóa carbohydrate sang glucose từ đó làm giảm đường huyết.
Các thuốc này có nhiều chống chỉ định và tác dụng phụ: Hạ đường huyết quá mức, đặc biệt vào ban đêm, nhiễm trùng đường hô hấp trên, viêm xoang, đau đầu, cơ, rối loạn chức năng gan, vàng da, rối loạn tiêu hóa, thiếu máu, mệt mỏi.
Phác đồ điều trị tiểu đường loại 2: Đường huyết lúc đói > 200 mg/dl thì phải dùng thuốc. Đường huyết lúc đói lớn hơn 126, nhỏ hơn 200mg/dl. Thực hiện chế độ ăn kiêng và vận động chặt chẽ. Sau 3 tháng nếu đường huyết ổn định ( dưới 200mg/dl) thì tiếp tục ăn kiêng vận động. Nếu quá 200mg/dl thì phải dùng thuốc.
Thuốc tiểu đường tây y có tác dụng nhanh, hiệu quả nhưng có nhiều tác dụng phụ và có tình trạng nhờn thuốc, bệnh ngày càng nặng, phải dùng ngày nhiều liều hơn, liều cao hơn, dùng thuốc đắt hơn mà trong nhiều trường hợp vẫn không duy trì được đường huyết ở mức an toàn để ngăn biến chứng tiểu đường.
Hỗ trợ điều trị, ngăn ngừa biến chứng bằng thảo dược.
Phần lớn các bác sĩ chưa mặn mà lắm với thuốc thảo dược vì cho rằng tác dụng của chúng không rõ rệt như tân dược và họ phần nào cũng có lý. Thực tế nếu chỉ sản xuất các bài thuốc cổ phương theo sách Đông Y thì khó mà có được thuốc công dụng vượt trội. Bởi vì cùng công thức như nhau nhưng tác dụng của thuốc có thể rất khác nhau, phụ thuộc chủ yếu vào phương pháp bào chế.
Nhưng cũng có một số thuốc thảo dược có công dụng vượt trội, hiệu quả thực sự, trong nhiều trường hợp chữa bệnh tận gốc, làm nên điều kỳ diệu: Bệnh khỏi hoàn toàn, kể cả nhiều trường hợp bệnh nan y dai dẳng khó chữa, hay tái phát mà tân dược bó tay. Thường thì những thuốc này được bào chế theo phương pháp độc đáo của nhà thuốc gia truyền danh tiếng mà uy tín đã được khẳng định qua nhiều thế hệ.
Trong điều trị tiểu đường, thảo dược tác dụng không nhanh như tây y nhưng an toàn, không bị nhờn, làm tăng tác dụng hạ đường huyết, giúp giảm liều của thuốc tây, nhiều trường hợp sau một thời gian kết hợp dùng thuốc thảo dược và tây y có thể bỏ hẳn thuốc tây. Thường dùng: Hoàng tinh, có tác dụng hạ đường huyết, dùng chữa tiểu đường, miệng khô, tiêu khát; Khổ qua, làm tăng hấp thụ glucose của tế bào, giảm đường huyết làm chậm xuất hiện bệnh võng mạc, đục thuỷ tinh thể; Nhàu, chữa huyết áp cao, đái đường; Tri mẫu, tăng dung nạp glucose của tế bào, hạ đường huyết, chữa tiểu đường, huyết áp cao; Đại thanh, hạ đường huyết. Dùng đơn lẻ hoặc phối hợp để tăng hiệu quả.
Nguyễn Kim Giang
TƯ VẤN THUỐC TỐT
ĐƯỜNG HUYẾT NHẤT NHẤT giúp hạ và ổn định đường huyết ở mức an toàn, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường, tăng tác dụng hạ đường huyết, giảm dần liều thuốc tây.
Thành phần: Hoàng tinh, Khổ qua, Tri mẫu, Đại thanh, Nhàu.
ĐƯỜNG HUYẾT NHẤT NHẤT là sự phối hợp tối ưu các dược liệu đặc trị, được bào chế theo phương pháp độc đáo của nhà thuốc gia truyền mà uy tín đã được khẳng định qua nhiều thế hệ, kết hợp công nghệ hiện đại, cho công dụng vượt trội, hiệu quả thực sự.
Công dụng:
- Giúp hạ và ổn định đường huyết ở mức an toàn.
- Ngăn ngừa biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra như: Bệnh tim mạch, đục thủy tinh thể, giảm thị lực mắt, thần kinh ngoại biên...
- Hỗ trợ phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường.
Đối tượng sử dụng: Người có thể trạng đường máu cao, có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, người bị tiểu đường.
Cách dùng: Ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 3 viên kết hợp với kiểm soát chế độ ăn uống hợp lý.
- Khi bị đường huyết cao trên giới hạn bình thường thì uống kết hợp với thuốc điều trị tiểu đường tây y để tăng tác dụng hạ đường huyết và duy trì ổn định hàm lượng đường huyết trong máu ở mức độ an toàn nhằm ngăn ngừa biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra.
- Khi đường huyết đã hạ xuống mức bình thường, ổn định thì nghỉ đợt từ 5-7 ngày, sau đó tiếp tục uống đợt khác và giảm dần liều thuốc tây.
- Nên uồng kèm Hoạt Huyết Nhất Nhất để gia tăng hiệu quả.
ĐT. phía Nam: 0948.878.828, phía Bắc: 0934.818.818. Tư vấn : 0983.172.003 - 0972.483.636
Nguyễn Kim Giang
ĐƯỜNG HUYẾT NHẤT NHẤTGiúp hạ và ổn định đường huyết ở mức an toàn,ngăn ngừa biến chứng tiểu đường
- THÀNH PHẦN: Cao khô: Hoàng tinh, Khổ qua, Tri mẫu, Đại thanh, Nhàu. Phụ liệu: Tinh bột sắn, bột Talc, Magnesi stearat vừa đủ.
CÔNG DỤNG: Giúp dưỡng âm, lương huyết, mát huyết. Giúp hạ và ổn định đường huyết. Ngăn ngừa biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra như: Bệnh tim mạch, đục thủy tinh thể, giảm thị lực mắt, thần kinh ngoại biên... Hỗ trợ phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường.
ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG: Người có thể trạng đường máu cao, có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, người bị tiểu đường.
CÁCH DÙNG: Ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 3 viên kết hợp với kiểm soát chế độ ăn uống hợp lý.
- Khi bị đường huyết cao trên giới hạn bình thường thì uống kết hợp với thuốc điều trị tiểu đường tây y để tăng tác dụng hạ đường huyết và duy trì ổn định hàm lượng đường huyết trong máu ở mức độ an toàn nhằm ngăn ngừa biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra.
- Khi đường huyết đã hạ xuống mức bình thường, ổn định thì nghỉ đợt từ 5-7 ngày, sau đó tiếp tục uống đợt khác và giảm dần liều thuốc tây.
Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh