yduocgiahung

Nguy cơ gia tăng bệnh thận mạn

Admin Friday, December, 2020
Bệnh thận mạn được xem là một trong những bệnh không lây đang “bùng nổ” trên thế giới. Theo dữ liệu về bệnh thận tại Mỹ, chỉ trong vòng 10 năm, bệnh nhân mắc bệnh thận mạn đã tăng lên 20% và chiếm hơn 11,5% dân số. Tỷ lệ này ở châu Âu cũng tương tự, ở châu Á thì thậm chí còn cao hơn. Ở Việt Nam, rất tiếc chưa có một thống kê đầy đủ về vấn đề sức khỏe cộng đồng này, nhưng điều chắc chắn sẽ không thể thấp hơn các nước khác.

 Nguy cơ gia tăng bệnh thận mạnThứ sáu, 14/09/2012, 23:44 (GMT+7)

Bệnh thận mạn được xem là một trong những bệnh không lây đang “bùng nổ” trên thế giới. Theo dữ liệu về bệnh thận tại Mỹ, chỉ trong vòng 10 năm, bệnh nhân mắc bệnh thận mạn đã tăng lên 20% và chiếm hơn 11,5% dân số. Tỷ lệ này ở châu Âu cũng tương tự, ở châu Á thì thậm chí còn cao hơn. Ở Việt Nam, rất tiếc chưa có một thống kê đầy đủ về vấn đề sức khỏe cộng đồng này, nhưng điều chắc chắn sẽ không thể thấp hơn các nước khác.

  • Cơ quan nào tổn thương cũng gây suy thận

Thận được gọi là “cơ quan đích”, nghĩa là không chỉ khi tại hệ thận - niệu xuất hiện bệnh lý thận mới bị tổn thương, mà khi bất cứ cơ quan nào trong cơ thể bị tổn thương thì cũng đều có thể gây ra tổn thương ở thận.

Không chỉ vậy, các chất độc trong không khí, trong môi trường; thức ăn, thức uống cũng có thể tấn công trực tiếp và gây tổn thương thận. Dược chất cũng góp phần không nhỏ gây tổn thương thận, nhất là khi dùng các loại thuốc nam, thuốc bắc không rõ nguồn gốc, không đúng chỉ định vì trong các dược chất này thường chứa chất axít aristodochic, arsenic và nhiều chất khác rất độc cho thận, và có thể gây ung thư đường niệu; hóa chất, phẩm màu, thuốc hút… cũng có tác động tương tự.

  • Tổn thương không thể hồi phục

Bệnh thận mạn có thể biểu hiện bằng suy thận mạn, trong đó có sự suy sụp không hồi phục chức năng của cả hai quả thận và bệnh sẽ luôn ngày càng tiến triển nặng hơn. Quá trình bệnh có thể chậm và kéo dài trong nhiều năm hoặc rất nhanh chỉ trong vài tháng bệnh đã chuyển sang giai đoạn cuối nếu nguyên nhân gây suy thận mạn không khống chế được hoặc không được điều trị đúng.

Trong nhiều trường hợp bệnh tiến triển thầm lặng, chỉ được phát hiện tình cờ khi thử sinh hóa máu hay nước tiểu, làm siêu âm để kiểm tra sức khỏe tổng quát hay vì một bệnh lý khác. Đôi khi, khi phát hiện được thì suy thận mạn đã ở giai đoạn nặng.
 

Bệnh nhân suy thận điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.

Cái khó trong phát hiện bệnh thận mạn/suy thận mạn là các triệu chứng xuất hiện đều không điển hình như: mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, nôn, xanh xao, cảm giác ngộp thở, phù, tăng huyết áp, tiểu nhiều…, những triệu chứng này có thể gặp trong rất nhiều bệnh lý khác.

Ở giai đoạn sớm, bệnh thận mạn hoàn toàn không có triệu chứng, kể cả chức năng thận vẫn còn bình thường mà chỉ biểu hiện bằng các bất thường của nước tiểu, thường gặp nhất là sự hiện diện của chất albumin hay đạm trong nước tiểu với số lượng của chúng tương ứng mới mức độ tổn thương thận cũng như nguy cơ bị các biến chứng trầm trọng khác như tim mạch, thần kinh… 

Trong y học, bệnh thận mạn là hội chứng lâm sàng gây tổn thương đa cơ quan; bệnh thận mạn càng tiến triển, tổn thương các cơ quan càng nhiều và càng nặng.

  • Làm sao nhận biết suy thận mạn tính?

Để phát hiện bệnh thận sớm, cần xét nghiệm nước tiểu, nhất là truy tầm đạm, albumin, máu trong nước tiểu, siêu âm cũng có thể giúp phát hiện bệnh thận khi chức năng thận vẫn còn bình thường.

Để theo dõi diễn tiến của chức năng thận, đặc biệt nơi những người đã bị bệnh thận mạn tính như viêm vi cầu thận hay có các yếu tố nguy cơ gây suy giảm chức năng thận như: tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, có bệnh thận - hệ niệu trước đó… biện pháp đơn giản nhất là đo định kỳ creatinin huyết thanh, so sánh các trị số creatinin huyết thanh sau mỗi lần đo, chúng ta có thể đánh giá mức độ suy thận mạn, đánh giá ảnh hưởng của suy thận mạn trên toàn cơ thể và đánh giá diễn tiến của suy thận mạn.

Bất cứ cơ quan nào trong cơ thể bị tổn thương đều có thể gây ảnh hưởng đến thận. Ảnh: Mai Hải

Suy thận mạn có thể chẩn đoán chính xác nhất bằng phương pháp đo độ lọc cầu thận (GFR), kết quả độ lọc cầu thận bình thường là từ 100 - 120 ml/phút/1,72m² diện tích cơ thể. Khi độ lọc cầu thận bị giảm xuống dưới 15 ml/phút/1,72m² diện tích cơ thể thì gọi là suy thận mạn giai đoạn cuối. 

Ở giai đoạn sớm, bệnh thận mạn chưa có suy giảm chức năng thận thì điều trị mới có thể hiệu quả bằng cách khống chế tích cực các bệnh hệ thận - niệu hay các bệnh gây biến chứng trên thận đã nói ở trên (tăng huyết áp, đái tháo đường) tránh dùng thuốc nam, thuốc bắc, dược chất bừa bãi...

Hiện nay, y học có những biện pháp giúp người bệnh có thể “sống chung với lũ” bằng các phương pháp như: điều trị bảo tồn và điều trị thay thế. Trong đó, điều trị bảo tồn là làm chậm diễn tiến của suy thận mạn và phòng ngừa hay hạn chế biến chứng của suy thận mạn trên các cơ quan. Điều trị thay thế thận là: ghép thận và lọc máu ngoài thận.

Đáng chú ý là ghép thận là phương pháp điều trị lý tưởng nhất vì người bệnh được ghép vào cơ thể một quả thận thật từ người cho có một mức độ tương hợp nào đó về mặt miễn dịch với họ. Tuy nhiên, sau khi được ghép thận thành công, để quả thận ghép này hoạt động lâu dài người bệnh bắt buộc phải theo đuổi suốt đời các điều trị nghiêm ngặt sau ghép như thuốc chống thải ghép, tim mạch, đái tháo đường…

Ngoài ra, trong giai đoạn hậu ghép còn có rất nhiều biến chứng có thể xảy ra như loại thải thận đã ghép, nhiễm trùng, tăng huyết áp, đái tháo đường, ung thư, các thuốc điều trị sau mổ rất mắc tiền lại phải theo đuổi suốt đời… Lọc máu ngoài thận gồm: chạy thận nhân tạo và thẩm phân phúc mạc. 2 phương án này chỉ điều chỉnh một phần các rối loạn do suy thận gây ra, nên song song với lọc máu, bệnh nhân rất cần có các điều trị khác để điều chỉnh thêm những gì mà lọc máu không làm được như thiếu máu, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu…  

PGS-TS PHẠM VĂN BÙI
(BV Nguyễn Tri Phương, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch) 

Cách phòng ngừa bệnh thận mạn
 

Nên khám sức khỏe định kỳ trong đó gồm các xét nghiệm nước tiểu, chức năng thận, siêu âm hệ niệu. Hơn 80% các tổn thương thận - hệ niệu có thể phát hiện được nhờ các thăm dò này. Điều trị tích cực các nguyên nhân đã nêu trên, để không bị biến chứng trên thận. Do tim – thận có sự tương tác chặt chẽ, nên bác sĩ trong quá trình theo dõi, điều trị các bệnh tim mạch, đái tháo đường cho bệnh nhân cũng cần truy tìm và theo dõi biến chứng thận song song.

Nếu thấy bệnh nhân có biến chứng thận (nhất là khi suy thận đã ở giai đoạn vừa phải, creatinin huyết thanh từ 150 - 300 µmol/l), bác sĩ nên tham khảo thêm ý kiến chuyên khoa hoặc chuyển ngay bệnh nhân đến bác sĩ thận học vì suy thận chỉ có thể kiềm hãm, làm chậm được nếu can thiệp đúng đắn ở giai đoạn suy thận chưa quá nặng. Tránh dùng dược chất gồm cả thuốc nam, thuốc bắc, thuốc tây (nhất là các thuốc chống viêm, giảm đau) một cách bừa bãi.

Hầu hết dược chất, thuốc đều tác động trực tiếp trên thận - hệ niệu vừa có thể gây độc lại vừa có thể gây ung thư. Nếu chức năng thận đã suy giảm vì một bệnh lý nào đó, hay ở trẻ em và người lớn trên 60 tuổi, các dược chất, thuốc này sẽ không được đào thải trọn vẹn ra ngoài, mà tích tụ lại trong máu không chỉ gây độc cho thận mà còn cho cả các cơ quan khác trong cơ thể nữa.

Dinh dưỡng đúng cách: tránh quá nhiều muối, đạm, mỡ động vật, không dùng phẩm màu trong thức ăn, không dùng thường xuyên các món nướng. Tránh tiếp xúc, hít thở hóa chất, không hút thuốc. Môi trường sống cần trong lành, không mùi hóa chất, khí thải độc hại, mùi hôi ô nhiễm.

 

Bạn đang xem: Nguy cơ gia tăng bệnh thận mạn
Bài trước Bài sau
Liên hệ qua Zalo
hotline
028. 38574008

Giỏ hàng