Chi tiết sản phẩm |
|
- Công dụng: Tri ho , tieu dam , bo phoi
- Xuất xứ: HK
- Mô tả:
CHĂM SÓC SỨC KHOẺ BẰNG ĐÔNG Y
BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP – DỄ MẮC KHÓ CHỮA
LINH ĐAN
Bệnh Viêm phế quản mạn tính, Hen phế quản - Suyễn, các chứng ho lâu ngày, ho gà.. là những bệnh xảy ra ở đường hô hấp dưới rất phổ biến. Khi mắc, bệnh thường gây ra ảnh hưởng sức khỏe rất lớn cho người bệnh, điều trị khó khăn, đặc biệt khi bệnh đã trở nên mạn tính. Trong một số trường hợp nếu như không được chữa trị sớm, kịp thời, bệnh phát triển, phế quản viêm, dịch nhầy kéo dài, dần dần sẽ gây xơ hóa niêm mạc để lại di chứng tắc nghẽn phế quản khiến không thể phục hồi hay chữa trị.
Một triệu chứng thường gặp của bệnh đường hô hấp là ho. Triệu chứng ho có thể của một bệnh lý rất nhẹ hoặc thậm chí của một bệnh lý trầm trọng như ung thư phổi chẳng hạn.
Mới đây, hội nghị thượng đỉnh châu Á - Thái Bình Dương về bệnh hô hấp do Hội Lao và bệnh phổi VN phối hợp tổ chức đã khai mạc ngày 7.6 tại TP.HCM với sự tham gia của hơn 400 chuyên gia, giáo sư về hô hấp từ nhiều quốc gia và VN. Theo các báo cáo tại hội nghị, hiện thế giới có 300 triệu người (mọi lứa tuổi) mắc bệnh hen phế quản là bệnh mãn tính thường gặp. Riêng tại VN, hen phế quản chiếm khoảng 5% dân số, trong đó khoảng 88% người bệnh không biết rằng bệnh hen có thể kiểm soát được nếu tuân thủ điều trị. Một căn bệnh khác về hô hấp khá phổ biến cũng được đề cập là bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính với khoảng 600 triệu người trên thế giới đang mắc. Hen suyễn là bệnh lý ở cơ quan hô hấp, với biểu hiện đặc trưng là khó thở và tiếng đờm khò khè trong họng.
Theo lương y Phạm Như Tá (TP.HCM): y học cổ truyền quan niệm hen suyễn xảy ra là do 4 nguyên nhân: do ngoại tà xâm nhập - thường gặp loại phong hàn và phong nhiệt. Phong hàn phạm vào phế khiến phế khí bị ủng tắc thăng giáng thất thường, nghịch lên thành suyễn. Còn phong nhiệt từ đường hô hấp vào phế, hoặc phong hàn bị uất lại hóa thành nhiệt không tiết ra được gây ngưng trệ ở phế thành háo suyễn.
Thứ hai là do phế thận hư yếu - do ho lâu ngày hoặc bệnh lâu ngày làm phế bị suy, phế khí và đường hô hấp bị trở ngại gây nên suyễn, hoặc do thận hư yếu không nhuận được phế, không nạp được khí gây nên suyễn. Bệnh suyễn chủ yếu ở phế, và có quan hệ với thận, hoặc có quan hệ cả với tim (nếu bệnh nặng).
Thứ ba là do tỳ phế hư yếu - tỳ hư sinh đàm thấp thịnh ứ đọng tại phế gây tắc phế lạc, khí đạo không thông làm cho khó thở. Hoặc bệnh lâu ngày phế hư không chủ khí sinh khí nghịch khó thở. Thận chủ nạp khí, do bẩm sinh hoặc bệnh lâu ngày ảnh hưởng đến thận, thận không nạp được khí cũng sinh khó thở.
Thứ tư là do đờm trọc nội thịnh - do ăn uống không điều độ ảnh hưởng đến công năng vận hóa của tỳ, tích trệ lại thấp đờm. Trong thức ăn có những chất làm tổn thương tỳ vị, tỳ vận hóa kém, thủy cốc dễ sinh thấp đàm ứ đọng tại phế gây tắc phế lạc, phế khí bị trở ngại gây nên hen.
Mới đây Đông y có bài Niệu Từ Âm Tỳ Bà Cao chữa bệnh về đường hô hấp rất hiệu quả. Bài thuốc này gồm các hoạt dịch chiết từ lá, hoa, quả, củ, hạt của một số cây thảo dược quý và mật ong. Bài thuốc được điều chế theo công thức đặc biệt dưới dạng cao lỏng sền sệt, đóng trong chai thuỷ tinh, mùi hạnh nhân , vị ngọt dễ uống.
Thuốc có công dụng bổ dưỡng, thanh âm, nhuận phổi, mát họng, hạ hoả, ho nóng, ho hàn, ho cảm, tuổi già ho dai, đau bụng, khan tiếng, thở mệt, đàm nhiều, hôi miệng, ngũ tạng nóng, nổi mụn nhọt, an thần, tịnh tâm, ăn không tiêu, no hơi, nóng bao tử, thanh giọng…những triệu chứng của bệnh đường hô hấp.
- Ghi chú: 1 lần 1 muỗng canh ,ngày 3-4 lần. |
|
|